“Chúng tôi
cũng rất ngạc nhiên sau khi xem nội dung
của video được đăng tải trên trang mạng
chùa Phúc Lâm và một số trang mạng xã hội."
- HT Huệ Trí chia sẻ với Chùa Phúc Lâm online.
"Ngay sau đó tôi đã báo cáo Hòa thượng Thích
Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội
Đồng Trị Sự. Hòa thượng đã chỉ đạo chúng
tôi làm công văn gửi Ban Trị sự Phật giáo
tỉnh Bình Phước đề nghị báo cáo gấp sự
việc. Khi nào nắm rõ chúng tôi sẽ thông
báo cho dư luận được rõ." HT. Huệ Trí cho
biết.
Sáng nay, ngày
18/4/2013 vào lúc 7h00 PV chúng tôi tiếp tục
liên hệ qua điện thoại với Hòa thượng Thích
Nhuận Thanh nhằm mục đích làm rõ vấn đề về vụ
việc, tuy nhiên, chúng tôi cũng chỉ nhận được
câu trả lời là: “…không
biết, không nghe ai báo cáo, để tôi gọi cho công
an hỏi xem...” (?)
Trước đó, ngày
15/4/2013 trên trang mạng youtube, một video
được nick Danh Nặc đưa lên với những hình ảnh đập phá
tượng tại một hang núi thuộc Khu du lịch Bà Rá (Bình
Phước). Một sự việc khá nghiêm trọng không chỉ
đối với giới Tăng ni, Phật tử, mà gây ra sự bức
xúc lớn cho người dân, bởi sự ngông cuồng với
thiếu tinh thần thượng tôn pháp luật của những
kẻ phá hoại.
Phật giáo đã đồng
hành qua những thịnh suy cùng dân tộc và đất
nước. Nhưng dù suy hay thịnh thì Phật giáo vẫn
là một yếu tố hình thành nên văn hóa, đạo đức và
giáo dục truyền thống nhân cách mỗi con người.
Phật giáo Việt Nam đã có những đóng góp vô cùng
to lớn và quan trọng trong việc xây dựng và bảo
vệ quê hương, đất nước.
Thế kỷ 21 là thế
kỷ của văn minh mang đậm yếu tố giáo dục con
người bằng văn hóa tâm linh, hướng con người làm
lành lánh dữ, góp phần cho xã hội và đời sống
mỗi cá nhân có trách nhiệm hơn với cộng đồng,
trên tinh thần từ bi nhân ái. Và trong các tôn
giáo, Đạo Phật nói chung và hình ảnh Đức Phật
đang được đề cao hơn bao giờ hết với bản chất là
từ bi hỷ xả, vô ngã, vị tha.
Hình ông Nguyễn Hữu Tư trong Lễ ra mắt phân ban
đặc trách Ni giới Tỉnh Hội PG Bình Phước năm
2011
===========================================
GHPGVN Quan Tâm Đến Thông Tin
Về Vụ Việc Đập Phá Tượng Phật
ở Khu Du Lịch Núi Bà Rá - Bình Phước
Mấy ngày qua dư
luận bàn tán việc mốt số cá nhân đạp tượng, phá
tượng Phật…tại Bình Phước, những hình ảnh và
thông tin trên đã gây phản ứng mạnh mẽ trong
cộng đồng Phật tử cũng như nhân dân.
Sau khi Video vụ
đập phá tượng Phật được đăng tải trên youtube,
trên các trang mạng xã hội, và một số trang
online Phật giáo đã khiến cộng đồng Phật giáo
cảm thấy bất bình.
Đoạn video ghi
lại cảnh tượng Phật được thờ cúng tại một hang
núi trong Khu du lịch núi Bà Rá (Phước Long –
Bình Phước) từ trước khi bị phá hủy đến sau khi
bị đạp phá.
Thông qua video,
nhận thấy hình ảnh một số người dùng đá và các
vật dụng để phá hủy tượng Phật. Sau đó là hình
ảnh những phật tử lớn tuổi, người ôm đầu Phật,
người xoa vào thân Phật với nỗi xót xa…khiến cho
những người con Phật vô cùng đau lòng, bức xúc.
Liên quan đến vụ
đập phá tượng Phật, Bồ-tát tại khu du lịch tâm
linh núi Bà Rá (thị xã Phước Long, tỉnh Bình
Phước) do người có tên Nặc Danh đăng tải trên
Youtube, để bạn đọc hiểu đúng bản chất vụ việc,
phóng viên Chùa Phúc Lâm online đã gặp gỡ ông
Nguyễn Hữu Tư - Phó Giám đốc Sở Nội vụ kiêm
Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Bình Phước, người bị "tố"
đã chỉ đạo đập phá các pho tượng Phật giáo.
Không chỉ trao
đổi, ông Nguyễn Hữu Tư còn cung cấp cho phóng
viên hàng chục trang văn bản tài liệu của chính
quyền tỉnh Bình Phước liên quan đến việc di dời
các tượng thuộc tín ngưỡng dân gian và Phật giáo
tại núi Bà Rá.
văn bản ông Nguyễn Hữu Tư trình bày với PV. Công
Tâm
Xây dựng trái
phép
Theo ông Nguyễn
Hữu Tư, núi Bà Rá đã được Bộ Văn hóa - Thể thao
và Du lịch cấp Bằng công nhận là di tích lịch sử
văn hóa cấp Quốc gia. Ngày 20/10/2004, UBND tỉnh
có Quyết định số 2683/QĐ-UB thuận chủ trương
giao đất quy hoạch xây dựng khu du lịch sinh
thái gắn với các công trình tâm linh Phật giáo
và khu Miếu Bà trên núi Bà Rá để khai thác tiềm
năng du lịch của khu di tích cũng như đáp ứng
nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của tâm linh.
Điều 13, Luật Di
sản - Văn hóa năm 2001 quy định: "Nghiêm cấm các
hành vi sau đây: 1. Chiếm đoạt, làm sai lệch di
sản văn hóa; 2. Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy
hoại di sản văn hóa; 3. Đào bới trái phép địa
điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất
đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh; 4. Mua bán, trao đổi và vận chuyển
trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc
di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
ra nước ngoài. 5. Lợi dụng việc bảo vệ và phát
huy giá trị di sản văn hóa để thực hiện những
hành vi trái pháp luật."
Điều 30, Pháp
lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo quy định: "Việc cải tạo,
nâng cấp, xây dựng mới các công trình thuộc cơ
sở tín ngưỡng, tôn giáo phải thực hiện theo quy
định của pháp luật về xây dựng."
Và Điều 34, Nghị
định 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ
quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp
lệnh tín ngưỡng, tôn giáo cũng quy định: "Việc
cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín
ngưỡng,công trình tôn giáo, công trình phụ trợ
thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo phải xin
cấp giấy phép xây dựng.
1. Công trình tín
ngưỡng là những công trình như: Đình, đền, am,
miếu, từ đường, nhà thờ họ và những công trình
tương tự khác.
2. Công trình tôn
giáo là những công trình như: Trụ sở của tổ chức
tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường,
thánh thất, niệm phật đường, trường đào tạo
những người chuyên hoạt động tôn giáo, tượng đài,
bia, tháp và những công trình tương tự của các
tổ chức tôn giáo.
3. Công trình phụ
trợ là những công trình không sử dụng cho việc
thờ tự của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo,
như: Nhà ở, nhà khách, nhà ăn, nhà bếp, tường
rào khuôn viên cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo
và các công trình tương tự khác.
4. Việc cải tạo,
nâng cấp, xây dựng mới công trình theo quy định
tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này và những công trình
tín ngưỡng, công trình tôn giáo là di tích lịch
sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng thực hiện
theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp
luật có liên quan."
"Như vậy, việc
một số hộ dân (không phải các tu sĩ Phật giáo)
tự ý xây dựng, thành lập am, miếu, tượng Phật,
tượng thần linh và hoạt động tín ngưỡng, tôn
giáo tại khu di tích lịch sử cấp quốc gia khi
chưa được sự cho phép bằng văn bản của cấp có
thẩm quyền là xây dựng trái phép, vi phạm Luật
Di sản Văn hóa, Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo
cũng như Nghị định 92/2012/NĐ-CP", ông
Nguyễn Hữu Tư nhận định.
Ngoài ý muốn
Chính vì thế, để
bảo vệ, phát huy di tích lịch sử núi Bà Rá, đồng
thời xử lý các hành vi xâm phạm khu di tích,
UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1748/QĐ-UBND
ngày 05/09/2012 về việc thành lập Ban Di dời am,
miếu, tượng Phật xây dựng trái phép quanh khu
vực này. UBND tỉnh phân công tôi làm Trưởng Ban
di dời, ông Định Ngọc Nhạn - Phó Chủ tịch UBND
thị xã Phước Long làm Phó ban, mời HT. Thích
Nhuận Thanh, Trưởng ban Trị sự PG tỉnh làm Phó
ban.
Ông Tư cho biết
ngày 29/9/2012, thực hiện chủ trương cũng như kế
hoạch di dời các am, miếu, tượng Phật xây dựng
trái phép quanh khu di tích lịch sử núi Bà Rá (phường
Sơn Giang, thị xã Phước Long) của UBND tỉnh Bình
Phước, ông đã chỉ huy 3 đội di dời, thực hiện
đưa tổng cộng 24 pho tượng. Trong đó 5 tượng,
gồm: 1 tượng Bà, 2 tượng Phật và 2 tượng Hộ
pháp về an vị tại Điện thờ Phật mẫu trên đỉnh
núi Bà Rá; 19 tượng gồm: 1 tượng Địa Tạng, 1
tượng Phật nghìn tay, 8 tượng la hán, 3 tượng
Phật và 6 tượng nhỏ khác về trụ sở Ban trị sự
Phật giáo tỉnh tọa lạc tại chùa Thanh Long, thị
trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú.
Trọng lượng mỗi
tượng bình quân khoảng 40 đến 50 kg, chiều cao
khoảng 1m. Những tượng được đưa về chùa Thanh
Long, Ban Trị sự tổ chức lễ an vị thờ cúng và
giao các chùa mới thành lập rước về để thờ cúng.
Riêng đối với
tượng Phật Quan Âm trên hồ nước, ông Tư cho biết
do là tượng lớn, được xây dựng kiên cố, không
thể tháo dỡ bằng thủ công để di dời, nên Ban Di
dời quyết định để lại chứ không đập phá. Khi
đoàn ra về thì bức tượng vẫn còn nguyên vẹn.
Việc bức tượng bị bể và được một số người quay
phim đưa lên mạng là nhằm mục đích vu cáo sẽ
được cơ quan chức năng làm rõ.
Theo lời ông
Nguyễn Hữu Tư thì việc di dời những tượng Phật
xây dựng trái phép có sự tham gia của chính ông
Nguyễn Hữu Tư, ông Đinh Ngọc Nhạn và HT. Thích
Nhuận Thanh.
Vậy HT. Thích Nhuận Thanh
trả lời sao về việc này?
Phật giáo là một
tổ chức hợp pháp được nhà nước chấp thuận, một
tôn giáo có hiến chương, làm việc và điều hành
theo pháp lệnh tôn giáo và hiến pháp Việt Nam,
thì hà cớ chính quyền xử sự như một băng đảng vô
ý thức như thế.
Việc làm trên đây
đã gây bức xúc cho quần chúng và cư dân mạng
trong ngoài nước khi nhìn thấy hành động rất ư
dã man không thua Taliban triệt hạ các biểu
tượng Phật Giáo tại Afghanistan.
1. Tình hình xây
dựng các am, miếu, tượng Phật trái pháp luật
quanh núi Bà Rá và các văn bản chỉ đạo của UBND
tỉnh.
2. Công tác tổ
chức thực hiện di dời.
3. Kết quả di dời.
4. Tình hình sau
khi tổ chức di dời.
5. Quan điểm của
Ban trị sự GHPGVN tỉnh.
Giữa báo cáo của
BTS PG Bình Phước và việc trả lời của ông Nguyễn
Hữu Tư về vụ việc trên có vài điểm giống nhau,
cái giống nhau là những tượng sành sứ bị bể là
ngoài ý muốn. Do công tác quản lý khu du lịch
nên chính quyền và BTS hợp tác có cả Gia Đình
Phật Tử tham dự, chia làm nhiều nhóm “hành quân”
thu dọn chiến trường” như sự giải trình của ông
Trưởng BTG Bình Phước, thế nhưng chưa có hình
ảnh nào chứng minh sự có mặt của BTS PG Bình
Phước cũng như các đơn vị GĐPT, trong khi đó,
video clip cho thấy tượng Bổn sư bị những người
đàn ông có tầm vóc, trang phục và giọng nói
không phải là người dân thường, cầm tảng đá đập
vào tượng. BTS giải thích thế nào về vấn đề nầy?
Không ai tin rằng ở
vị thế của một trưởng BTG Tỉnh có thể dại dột
làm những việc vô đạo đức như thế, nhưng đến
nay, giữa BTS PG và BTG Bình Phước chưa có một
sự giải trình hợp lý đủ thuyết phục để có thể
xóa tan hình ảnh trên video clip phản cảm như
thế. Giọng người đàn ông ra lệnh nghe được trong
video clip là ai?
Vấn đề hiện nay
là làm sáng tỏ hành động đập tượng chứ không
phải giải trình công tác giải tỏa khu du lịch
núi Bà Rá. Việc BTS PG Bình Phước tự mâu thuẫn
khi trả lời với website “Người Phật Tử” và công
văn giải trình đến Ban Thường trực HĐTS TW
GHPGVN, chứng tỏ sự lúng túng và vô trách nhiệm
của một chức sắc Giáo Hội. Trước đây, rất nhiều
tu sĩ tại Bình Phước cũng đã phàn nàn tính quan
liêu độc đoán của HT Trưởng BTS Bình Phước, ngăn
cấm vùng sâu lập niệm Phật đường, buộc các chùa
trực thuộc Bình Phước phải đặt tên chùa có chữ
“Quang” đứng đầu và còn nhiều sách nhiễu khác
đối với Tăng ni cư sĩ. Khi HT T. Hiển Pháp còn
làm văn phòng 2 TW GHPGVN, và HT Thiện Nhơn hiện
nay cũng từng đón nhận những báo cáo của quần
chúng Phật tử về phong cách của HT trưởng BTS
Bình Phước, nhưng đến nay, Gíao hội Trung ương
cũng không có cách giải quyết dứt khoát để có
một trưởng BTS PG có trách nhiệm và năng động
hầu bảo vệ quyền lợi Phật giáo và phát triển
Phật giáo nơi vùng mà Tin Lành phát triển rất
mạnh.
Thời gian vừa
qua, quần chúng trong và ngoài nước nóng lòng
chờ đợi giáo hội & chính quyền làm sáng tỏ hình
ảnh đập tượng trong video clip, nhưng lại nghe
những giải trình mang tính “đánh bùn sang ao”,
thiếu tính thuyết phục của BTG và BTS PG Bình
Phước để lệch hướng sự bức xúc hiện nay. Hiện
tại, vẫn không ai tin hình ảnh của video clip là
việc làm của BTG Bình Phước, nhưng cũng chưa ai
tìm được câu giải đáp thỏa đáng, vì giữa sự giải
trình nhịp nhàng giữa BTS PG và BTG Bình Phước
không đủ khả năng đánh đổ hình ảnh bức xúc và
phản cảm của video clip.
Để phần nào giải đáp những thắc mắc cũng như
những bức xúc của Tăng Ni, Phật tử trong những
ngày qua về vụ “đập phá tượng Phật, Bồ-tát” tại
Khu du lịch Bà Rá (thị xã Phước Long, Bình Phước),
phóng viên Giác Ngộ đã đến tận hiện trường và
liên hệ trực tiếp với Ban Tôn giáo cũng như BTS
GHPGVN tỉnh Bình Phước.
Cũng về sự việc
trên, khi được biết thông tin có các tượng Phật
bị đập phá tại Khu du lịch Bà Rá, Phước Long,
HT.Thích Nhuận Thanh, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh
Bình Phước cho hay: Nếu nói về hình ảnh đập
phá tượng thì tôi xin thưa với phóng viên báo là
ngày xảy ra vụ việc tôi có lời mời của Sở Nội vụ,
theo công văn của UBND tỉnh nhằm di dời một số
tượng thờ từ chân núi lên đỉnh núi. Tôi có lên
và hướng dẫn một số Tăng ni của thị xã Phước
Long với nhiệm vụ chính là di dời một số tượng
từ chân núi lên đỉnh núi để an vị Phật. Còn
những chuyện đi qua các hang để di dời thì tôi
không có đi, còn về tượng Bổn Sư Thích Ca và
Bồ-tát bị đập phá tôi thấy thì chỉ thấy hình ảnh
trên mạng. Đứng về phía Giáo hội, là một người
con Phật, tôi thấy rất đau lòng khi nhìn thấy (hình
ảnh quay ở trên mạng) các pho tượng bị đổ nát,
bị rơi đầu ra. Còn hiện thực thì tôi không đi
đến chỗ đó nên chưa thấy, chưa biết thực hư như
thế nào. Việc di dời này là Sở Nội vụ thực hiện
theo công văn của tỉnh, những tượng Phật từ chân
núi lên đến đỉnh là của nhiều cơ sở thờ tự và
nhiều nhân vật. Mà tôi thấy ở trên thì cũng
không đủ chỗ để, vì thế tôi ý kiến là chỉ di dời
một số tượng lên để an vị còn đem về BTS tỉnh.
Trong số các tượng đem về có nhiều tượng không
nằm trong danh mục các tượng Phật nên khi quý
Phật tử thỉnh về để sửa lại cho đúng, cho chính
xác. Sau khi vụ việc xảy ra, được nghe sự phản
ánh của một số Phật tử tại Phước Long,
khi đó, chúng tôi có hỏi ông Trưởng ban Tôn
giáo, ông nói là vô đó làm nhiệm vụ thì một số
tượng Phật nhỏ không di dời được nên ông đã cho
đập phá do kết cấu, vì lý do trong đó dơ dáy nên
ông dọn dẹp và mới đốt một số chiếu, nệm, bài
bạc. Phá tượng là một trong ngũ nghịch tội,
không riêng Tăng ni và mà cả Phật tử nhìn thấy
thì không ai có thể chịu được, chấp nhận được.
Tôi có nói như thế với ông Nguyễn Hữu Tư để ổng
nhìn ra vấn đề. Khi ông Tư làm những hành động
đó Phật tử phản ánh là chính xác. “Đơn Hà
thiêu mộc Phật / Viện chủ lạc mi mao” (Thiền sư
Đơn Hà đốt tượng Phật, viện chủ rụng lông mày) -
ngài Đơn Hà lấy tượng Phật chẻ đốt, chẻ Phật giả
để thấy Phật thật. Tượng Phật nào rồi cuối cùng
cũng không còn, chỉ có Phật tâm thì còn mãi mãi,
đây là hành động đại thừa của bậc thánh, nhưng
ông Tư này chỉ là một người bình thường...
Về Vụ Đập Phá Tượng Phật Tại Núi Bà Rá Tỉnh Bình
Phước
theo
Người Phật Tử
Đây là
sự việc đã diễn ra từ ngày 29/9/2012, đến trung
tuần tháng 4 năm 2013 này mới rộ lên bằng một
video clip mang tựa đề “Nguyễn Hữu Tư-Trưởng Ban
Tôn Giáo Tỉnh Bình Phước Đập Phá Tượng Phật”. Từ
đây, nhiều giới Tăng ni và Phật tử bày tỏ sự
lo buồn sâu sắc, tuy âm ỉ nhưng cũng đã tạo
nên nhiều nguồn dư luận khác nhau, tựu trung
vẫn không có lợi cho người trong lẫn ngoài cuộc.
Phải chăng vì thế mà một vài cơ quan truyền
thông PG e ngại chọn giải pháp “an toàn” cho
mình?
Nhưng những nguồn dư luận ấy đã tạm lắng xuống
và cảm thấy có phần nhẹ nhõm với sự quan tâm của
Trung ương Giáo Hội PGVN và phản hồi từ phía
chính quyền tỉnh Bình Phước. Một số trang mạng
thông tin Phật giáo cũng vội vã nhanh chóng đăng
tin cải chính thực hư về sự thật vụ đập phá này
(có trang ngay từ ban đầu ngại, không dám tham
gia vì sợ…hố). Trong một chuỗi động thái lẹ làng
này chỉ có duy nhất bài của PV Như Danh báo
Giacngoonline là đáng quan tâm nhất. Ngắn gọn
nhưng nêu bật được hai vấn đề trọng yếu từ người
chỉ huy việc di dời (ông Nguyễn Hữu Tư) và người
cầm trịch Phật giáo tỉnh Bình Phước (HT Thích
Nhuận Thanh). Cũng từ bài báo người đọc sẽ nhìn
nhận sự việc ở góc độ khách quan nhưng cũng
nhanh chóng có kết luận ngay trong tư duy người
đọc. Cho đến tận thời điểm này khi đọc lại vẫn
y nguyên cảm xúc ấy. Đó là cái hay của môt bài
báo. (Xin được nói thêm, người viết vốn xưa nay
ít khi có điều kiện tiếp cận báo Giacngo, kể cả
báo mạng, nên đây là sự quan tâm duy nhất và có
sức nặng nhất). Một giải pháp an toàn nhưng
khôn ngoan của một PV trang báo PG mà Tăng ni
Phật tử hiện đang rất cần có được để bổ sung
cho công hạnh hoằng pháp trong thời bùng nổ công
nghệ thông tin này.
Như
vậy, thực hư - sự thật vụ đập phá đã có kết luận
từ Phật giáo và chính quyền địa phương. Qua đó,
hầu hết dư luận đều không thắc mắc về tính pháp
lý của việc làm di dời này mà chỉ tập trung vào
một ý, đó việc đập phá là có thật như công văn
số 256/UBND-NC ngày 22/01/2013 của Chính quyền
tỉnh Bình Phước đã có xác nhận “ông Nguyên
Hữu Tư đã có đập phá một số tượng” và chính lời
ông Nguyễn Hữu Tư trả lời PV Như Danh báo
Giacngoonline “Tuy nhiên, do các tượng
Phật nhỏ ở phía trong hang, có khoảng 6 đến 7
tượng đục là bị nứt vì đế tượng được đắp bê
tông dày quá, với lại các tượng làm bằng sành sứ,
đoàn đã đập phá luôn. Ngoài ra còn có một tượng
làm bằng đá Non Nước nhưng không di dời được
(đúng là khi xem đoạn clip, ông có ra lệnh
người khác mang khối đá to bổ bào kim thân tượng
đá Non Nước này đến hai lần nhưng không bể)…Sau
khi phá những tượng bằng sứ trong hang thì đoàn
ra về…” dù trước và sau phát biểu đó ông
Nguyễn Hữu Tư đã nhắc lại đôi lần câu “Mục
đích của đoàn là di dời các tượng Phật đem về
thờ cúng tập trung…” nhưng có lẽ dư
luận tạm bằng lòng về kết luận này mà không cảm
thấy an lòng vì con đường Phật giáo đi còn trải
dài phía trước, chưa từng được một phút nghỉ
ngơi cùng dân tộc.
Thử
nghĩ đi, một nơi như núi Bà Rá được Nhà Nước
liệt kê vào hạng mục Di tích Lịch sử cấp Quốc
gia với nhiều hạng mục quan trọng nhằm tôn cao
vị thế và giữ gìn ý nghĩa, mà để việc thờ cúng,
đặt tượng tràn lan, mất kiểm soát như vậy để
phải nhọc công thành lập đoàn di dời, đập phá,
và ngay như – cũng theo lời ông Nguyễn Hữu Tư là
khi đoàn ra về thì tương Phật bà Quan Âm vẫn còn
nguyên (có nghĩa là bị kẻ xấu đập phá để quay
clip kích động), và để kẻ xấu nào đấy tổ chức
quay video ngay lúc đang đập phá và sau khi đập
phá.vv…như vậy, thì phải chăng công tác an ninh,
sự quản lý của chính quyền các cấp của tỉnh Bình
Phước quá yếu kém và lõng lẻo? Nhưng khi sự
việc đến như thế này rồi thì lại đổ tội cho kẻ
xấu quay video đó?
Dù vậy, tất cả những chuyện đó là trách
nhiệm điều tra, làm rõ của chính quyền sở tại.
Còn hiện tại, chúng ta thấy gì sau vụ việc không
mấy tốt đẹp này?
Vấn đề này, trong năm vừa
qua, người viết có nêu ra trong dịp kỷ niệm 30
thành lập GHPGVN (Bài viết có tựa đề “NHỮNG LO
TOAN BA MƯƠI NĂM TRƯỚC, ĐỂ NGÀY SAU VỮNG BƯỚC
TRƯỞNG THÀNH”) có đoạn như sau: "Ở một góc độ
khác, tư thế pháp lý độc lập ấy không được vận
dụng linh hoạt, hay nói thẳng ra là hoàn toàn
không có tác dụng. Đó là những cơ sở thờ tự, vì
lý do này hay lý do khác, ngay như bị cho là
xây dựng bất hợp pháp đi chăng nữa, nhưng những
hình ảnh cưỡng chế, đập phá chùa vá các tượng
Phật trước sự bàng quang, thờ ơ của lãnh đạo
Phật giáo địa phương, dưới mắt quần chúng Phật
tử vẫn là một hình ảnh xúc phạm, đau lòng. Từ
đây sẽ không tránh khỏi cái nhìn thiếu thiện cảm
và bên trong nhãn quan đó sẽ là một GHPGVN bị
động. Nói một cách khác, chùa chiền, tượng Phật
bị đập phá, gây tổn thương cho Tăng ni Phật tử,
để bảo vệ toàn vẹn tính pháp lý thế tục và pháp
lý GHPGVN chăng? Không nên để chuyện này tiếp
tục xảy ra, đó là sự lãnh đạo khôn ngoan…”
Trong trường hợp này, đọc Báo Cáo khá dài của
BTS Phật giáo tỉnh Bình Phước số 214/BC-BTS ngày
22/4/2013 gởi TW Giáo Hội, ở mục 5 chi cụm từ.
Quan điểm của Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh. Thực chất
đó chính là quan điển của chính quyền tỉnh, Ban
trị sự chỉ lập lại mà thôi. Nếu như Ban trị sự
Tỉnh có quan điểm thì sẽ không có tình trạng tự
do thờ cúng tràn lan, vô kiểm soát như vậy ở núi
Bà Rá; cũng như không xảy ra sự việc làm nhọc
công ông Nguyễn Hữu Tư lên tận nơi chỉ đạo đập
phá và di dời, gây hệ lụy đau lòng như bây giờ…
Cũng vậy, với những phát
ngôn bất cập của HT Thích Nhuận Thanh cũng làm
tăng thêm sự nghi ngại, khi thì nói không hay
không biết lúc thì nói khi di đời đập phá tôi có
đi theo nhưng đi qua các hang thì tôi không có
đi theo. Với ông Nguyễn Hữu Tư, Hòa Thượng cũng
có nhận định “Khi
ông Tư làm những hành động đó Phật tử phản ảnh
là chính xác”. Khi ký vào Báo cáo
gởi TW GHPGVN thì HT lại ca ngợi ông Nguyễn Hữu
Tư “Đối với cá nhân ông Nguyễn Hữu Tư-Phó
giám đốc Sở Nội Vụ, trưởng ban Tôn Giáo:Ông
Nguyễn Hữu Tư là người rất am hiểu về quan điểm
chủ trương của Đảng, Pháp luật của Nhà Nuớc về
tín ngưỡng tôn giáo….Do đó, việc di dời am, miếu,
tượng xây dựng trái pháp luật quanh núi Bà Rá
của ông Nguyễn Hữu Tư là đúng…” (giacngo.online).
Nếu đúng với nhận định
của HT Thích Nhuận Thanh như trên thì ông Nguyễn
Hữu Tư cũng nên nhận lỗi thiếu sót trong công
tác di dời, gây hậu quả trong dư luận không tốt,
không nên đánh bùn sang ao, đỗ lỗi cho kẻ xấu.
Tạo lập lại lòng tin của chính quyền và nhân
dân dành cho trong công tác nhạy cảm này của ông,
giúp ông thận trọng hơn trong các công tác
tương tự sau này.
Van Duc:
Theo thông tin từ trang web chính thức của Sở
Nội Vụ Bình Phước: Ông Nguyễn Hữu Tư (sinh ngày
20/10/1955) hiện là Phó Giám đốc Sở Nội Vụ Bình
Phước kiêm Trưởng Ban Tôn giáo Bình Phước. Điện
thoại 0913.819.099, 06513.887.735 - Email:
nguyenhuutu.snv@binhphuoc.gov.vn * Mong rằng
các cơ quan chức năng vào cuộc!
P. D. Don: Xin chia sẻ và phẫn nộ hành
động vô lương của họ. Dẫu sao vẫn cần có sự tôn
trọng và kính cẩn. Dù có bất đồng quan điểm với
quảng đại công chúng về ý thức tôn sùng Phật
pháp của một bộ phận đạo hữu (dù là Tà đạo) cũng
không nên đập phá, chỉ nên thu xếp về nơi công
sở. Có thể chủ trương đúng?! (vì chúng tôi không
hiểu được tường tận), nhưng Họ đã có những hành
động sai!
Thiện Nhân:
Hành động này dù là gì đi nữa cũng không thể
nào chấp nhận được… Thật đau lòng khi thấy những
cảnh như thế này. Những người con Phật chúng ta
phải kiên quyết phản đối những hành động này vì
những hành vi đó đã xúc phạm đến cộng đồng Phật
Giáo - một tôn giáo đã đồng hành cùng dân tộc
suốt chiều dài lịch sử mà giờ đây lại như thế
này sao!